Thật khó để tìm được ngũ cốc cho bà bầu tiểu đường an toàn.
Trong lúc tìm hiểu, viết bài về top 5 loại hạt tốt nhất cho bà bầu.
Mẹ Bé Đan phát hiện ra một điều mà chắc chắn bà bầu bị tiểu đường quan tâm.
Có nhiều loại hạt ngũ cốc bầu bị tiểu đường không nên ăn. (cụ thể ở vấn đề 4)
Phát hiện này làm mình phải dừng lại.
Viết ngay bài này.
Từ bây giờ bạn sẽ biết được.
Bà bầu bị tiểu đường uống ngũ cốc được không?
Và,
Các loại hạt ngũ cốc tốt cho người tiểu đường.
Vấn đề 1: Nhiều loại ngũ cốc không phù hợp với người bị tiểu đường
Trong ngũ cốc rất giàu Carbohydrate (Carbs).
Cùng với protein và chất béo, Carbs là một trong ba chất dinh dưỡng chính trong thức ăn giúp con người duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển. Chỉ có thể giảm hoặc tăng, không thể không có.
- Khi mọi người ăn thức ăn chứa Carbs (ngũ cốc là 1 trong số đó), hệ thống tiêu hóa sẽ phân hủy Carbs thành đường và đi vào máu. (Theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan )
- Khi bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều Carbs, lượng đường trong máu của họ sẽ tăng vọt, trừ khi sử dụng thuốc để giảm xuống. (Theo healthline.com)
Truy nhiên, không phải tất cả các loại ngũ cốc đều giống nhau, làm tăng lượng đường trong máu. Có một số loại khác ít carbs và có lợi cho bạn lúc này.
Do đó, những điều Mẹ Bé Đan sắp viết ra dưới đây sẽ chỉ rõ ngũ cốc tốt, ngũ cốc xấu cho bà bầu bị tiểu đường.
Vấn đề 2: Chế độ ăn ít carbs cải thiện sức khỏe người tiểu đường
Không thể bỏ carbs ra khỏi chế độ ăn, cách duy nhất là giảm carbs để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định.
Có 2 giải pháp giảm lượng carbs nạp vào cơ thể đó là:
- Ăn những thực phẩm không chứa carbs hoặc ít carbs. (chi tiết ở vấn đề 3)
- Không ăn những đồ ăn có lượng carbs cao.
Thật sự khó liệt kê tất cả những gì bà bầu nên ăn và không nên ăn, nhất là đối với mẹ bầu bị tiểu đường.
Do đó, bạn cần nắm được bản chất thật sự của carbs để tự mình nhận dạng cái gì tốt, cái gì xấu.
Có hai loại carbohydrate trong thực phẩm:
Carbohydrate đơn giản
Những Carbohydrate đơn giản bao gồm các loại đường (như fructose và glucose) có cấu trúc hóa học đơn giản chỉ gồm một loại đường (monosacarit) hoặc hai loại đường (disacarit).
Carbohydrate này dễ dàng bị bẻ bãy và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể vì cấu trúc hóa học đơn giản, dẫn đến sự gia tăng nhanh hơn lượng đường trong máu.
Loại này thường có trong: Tất cả thức ăn có vị ngọt (vì đường ngọt mà), trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Carbohydrate phức tạp
Nhóm Carbohydrate này có cấu trúc hóa học phức tạp hơn, với ba hoặc nhiều đường liên kết. Chúng thường là chất xơ, vitamin, khoáng chất và tinh bột.
Loại này tốn nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, nên không ảnh hưởng ngay lập tức đến lượng đường trong máu.
Ở nhóm carbs phức tạp bạn cần lưu ý đến tinh bột. Đây thường là ngũ cốc tinh chế, dù là carb phức tạp nhưng loại ngũ cốc này rất ít chất xơ và chất dinh dưỡng có lợi.
Carb phức tạp có trong: Rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu
Tóm lại
Cần hạn chế tối đa lượng carb đơn giản nạp vào cơ thể cụ thể ở đây là đường, các thực phẩm có đường, có vị ngọt. Ngũ cốc tinh chế nên được loại bỏ hoàn toàn.
Vấn đề 3: Thực phẩm ít carbs và không chứa carbs
Thực phẩm không chứa carbs
Mẹ bầu bị tiểu đường ăn được những thực phẩm sau mà không phải lo lắng tăng lượng đường trong máu.
- Thịt: Bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà … tốt nhất là thịt của loài ăn cỏ
- Các loại trứng
- Cá: Cá hồi, cá hồi chấm(cá hương), cá mòi …. Tốt nhất là các loại cá được đánh bắt trong tự nhiên.
- Dầu: dầu bơ, dầu oliu, dầu dừa, dầu óc chó.
- Đồ uống: Nước, café đen (không sữa không đường), trà, nước khoáng lạt.
Thực phẩm ít carbs.
Mẹ Bé Đan nhắc lại một lần nữa, Carbs là chất bắt buộc phải có. Bạn chỉ có thể ăn ít lại hoặc nhiều hơn, không thể không có.
Do đó, đây là những thực phẩm bầu bị tiểu đường nên ăn để dung nạp carbs ở mức an toàn. Cùng với nhiều dưỡng chất khác.
- Hải sản
Ngoài các loại cá ở trên thì những loài hải sản còn lại có carb nhưng ít. Đặt biệt là loài có vỏ.
- Các loại rau củ
Cà chua, hành tây, bông cải xanh, súp lơ, cà tím, dưa chuột, ớt chuông, măng tây, đậu xanh, nấm, rau bi na.
Ngoại trừ các loại củ có tinh bột, hầu hết tất cả các loại rau đều có lượng carbs thấp .
- Trái cây
Bơ, dâu tây, bưởi, quả mơ, quả mọng nước (cam, chanh), dâu tằm, quả mâm xôi, kiwi
- Các loại hạt ngũ cốc
Hạnh nhân, hạt óc chó, đậu phộng, hạt chia, hạt macca, hạt điều, hạt dẻ cười, hạt bí, hạt lanh, hạt hướng dương.
- Sữa và sản phẩm từ sữa
Đối với nhóm này bạn nên xem thành phần trên bao bì của phô mai, sữa chua, sữa tươi.
- Socola đen
Một bất ngờ cuối cùng là socola đen, nếu đúng là socola đen thật chứa ít nhất 70% đến 80% ca cao. Thì nó là một sản phẩm ít carbs tuyệt vời.
Vấn đề 4: Ngũ cốc bà bầu bị tiểu đường không nên ăn.
Ngũ cốc tinh chế – carb đã qua chế biến
Loại này thường được dùng làm bánh mì, bánh piza. Nói ngắn gọn là các loại bột dùng để làm bánh.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo ngũ cốc nguyên hạt nên chiếm ít nhất một nửa tổng lượng ngũ cốc mà bạn dùng.
Tuy nhiên, đối với bà bầu bị tiểu đường thì tuyệt đối không dùng ngũ cốc tinh chế và thay vào đó 100% ngũ cốc nguyên hạt.
Làm sao để tránh ăn ngũ cốc tinh chế?
Hầu hết các loại bánh bán trên thị trường được làm từ bột mì (là một loại ngũ cốc tinh chế phổ biến nhất)
Cho dù nó không làm từ bột mì thì cũng được làm từ loại bột tinh chế khác.
Một ví dụ khác,
Đó là nui.
Bản chất của nui là pasta – một món ăn phổ biến trong chế độ ăn Địa Trung Hải – chế độ ăn healthy tốt nhất hiện nay.
Nhưng các loại nui trên thị trường được làm từ bột mì tinh chế (bột mì trắng).
Thay vì làm từ bột mì cứng (bột mì nguyên cám) như cách mà cư dân Địa Trung Hải xưa đã làm.
Nên bạn rất dễ bị nhầm lẫn giữa cái tốt và cái không tốt nếu không biết bản chất thật sự của món ăn đó được làm từ nguyên liệu gì.
Các loại ngũ cốc ăn sáng
Ngũ cốc ăn sáng có đường. Chắc chắn!
Nó là ngũ cốc được chế biến và đóng gói, nổi bật là ngũ cốc calbee của nhật.
Gần đây đang nổi lên ngũ cốc yến mạch Granola.
Được quảng cáo là tốt người giảm cân, tốt cho người tiểu đường.
Nhưng bạn cũng nên cẩn thận với một số loại ngũ cốc ăn sáng như thế này.
Mình điểm danh cho bạn đó là ngũ cốc calbee.
Ăn rất ngọt.
Ngoài ra trong calbee có “gạo phồng”.
Dù là ngũ cốc nguyên hạt nhưng khi qua chế biến đậm như vậy sẽ trở thành ngũ cốc tinh chế.
Nếu bạn muốn sử dụng granola làm bữa ăn sáng thì nên chọn giải pháp tự làm ngũ cốc granola ở nhà.
Thay vì mua những sản phẩm chế biến như vậy.
Vấn đề 5: 8 hạt ngũ cốc tốt mẹ bầu tiểu đường nên bổ xung
Danh sách này bao gồm:
- Hạt hồ đào: 100 gram chứa 14 gram carbs
- Hạt macca: 100 gram chứa 14 gram carbs
- Quả óc chó: 100 gram chứa 14 gram carbs
- Hạt chia: 100 gram chứa 4 gram carbs
- Hạt dẻ: 100 gram chứa 17 gram carbs
- Hạt thông: 100 gram chứa 13 gram carbs
- Đậu phộng: 100 gram chứa 21 gram carbs
- Hạnh nhân: 100 gram chứa 22 gram carbs
Đặt biệt trong danh sách này là hạt chia.
Các nghiên cứu của Bệnh viện St Michael, Toronto, Ontario, Canada. Cho thấy hạt chia có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn nhiều carbs, mang lại lợi ích rất lớn cho người tiểu đường.
Vấn đề 6: Ngũ cốc cho bà bầu tiểu đường nào tốt?
Tới đây có thể bạn đang nghĩ,
Bà bầu bị tiểu đường uống ngũ cốc được không?
Được,
Tuy nhiên bạn cần phải biết chính xác thành phần của loại ngũ cốc đó.
Đảm bảo ngũ cốc không có những loại nhiều carbs như bột béo, bột sữa, đường, gạo tẻ, nếp.
Các loại đậu có trong ngũ cốc nên được ủ nảy mầm trước khi xay thành bột như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ….
Nảy mầm ngũ cốc là một phương pháp xa xưa của người châu Á trong đó có người Việt,
Nhiều năm gần đây,
Giới khoa học dinh dưỡng đã có nhiều nghiên cứu với phương pháp nảy mầm ngũ cốc.
Kết quả chứng minh sử dụng ngũ cốc nảy mầm mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe như:
- Tiêu hóa dễ dàng hơn
- Nhiều chất dinh dưỡng hơn
- Nhiều chất xơ hơn.
Đặt biệt nhất: Ít carbohydrate, nhiều protein.
Các loại ngũ cốc nảy mầm không phải là không có carb,
Nhưng vì việc nảy mầm làm giảm lượng tinh bột trong ngũ cốc nên chúng chứa ít carb hơn.
Và tỷ lệ protein cao hơn một chút.
Điều này làm cho ngũ cốc nảy mầm trở thành một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Tới đây,
Mình nghĩ bạn đã biết chọn ngũ cốc cho bà bầu tiểu đường loại nào rồi đúng không?
Có thể bạn sẽ muốn biết quy trình làm bột ngũ cốc cho bà bầu của Mẹ Bé Đan, từ cách mình chọn hạt và ủ mầm ngủ cốc đến lúc xay thành bột.
Lưu ý với các loại ngũ cốc cho người tiểu đường
Có một số sản phẩm ngũ cốc ghi là dành riêng cho người tiểu đường, nhưng nó chưa hẳn là ngũ cốc cho bà bầu tiểu đường.
Một trong 10 lời khuyên để ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường của Diabetes UK là:
Đừng bận tâm đến cái gọi là thức ăn cho người tiểu đường.
Do đó, bạn cũng cần rất cẩn thận kỹ lưỡng trước khi mua những loại này.
Kết luận ngũ cốc cho bà bầu tiểu đường
Bạn cần hết sức cẩn thận trước khi mua bất cứ sản phẩm ngũ cốc cho bà bầu nào.
Dù đó là bột ngũ cốc hay ngũ cốc nguyên hạt.
Nếu được hãy chọn giải pháp ăn các loại hạt tốt cho bà bầu hoặc mua hạt về tự làm ngũ cốc cho người bị tiểu đường.
Như vậy sẽ đảm bảo hơn.