Trên thực tế,
Kinh nghiệm mang thai lần đầu, lần 2 hay lần 3.
Đều không đủ cho một người mới mang thai.
Quá trình mang thai của mỗi người sẽ luôn có những sự kiện khác nhau.
Dó đó,
Đọc và đúc kết lại những kinh nghiệm mang thai của mọi người là cách giúp chúng ta giảm tối đa các rủi ro khi mang thai.
Từ đó nắm chắc trong tay những kỹ năng cho một thai kỳ khỏe mạnh, em bé chào đời trong tiếng khóc hạnh phúc vỡ òa của mọi người.
Và bài viết này,
Không riêng là kinh nghiệm mang thai của Mẹ Bé Đan mà của rất nhiều bà mẹ thành công khác.
Mình đã tổng hợp lại theo danh sách từng việc cần làm theo từng tuần trong 9 tháng mang thai.
Giúp bạn biết chính xác hơn nên làm gì khi mới mang thai đến lúc vào tổ.
Kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu thai kỳ
Những gì quan trọng nhất cho thai kỳ khỏe mạnh hầu hết cần được thực hiện ở giai đoạn này.
Theo kinh nghiệm mang thai của Mẹ Bé Đan, có những việc ở dưới trước mình làm trước cả khi mang thai.
Như nên uống vitamin nào trước mang thai?
Hay nên thực hiện thai giáo cho con như thế nào mới tốt?
Vì những việc này cần nhiều thời gian hơn để nghiên cứu một cách cẩn thận trước khi áp dụng với con.
Bạn cứ yên tâm,
Mình đã liệt kê mọi thứ cần thiết để mọi người không thiếu xót.
Tuần 1 của thai kỳ
Như bạn đã biết, đây không hẳn là sự chuẩn bị khi mới có thai.
Mà trước mang thai chúng ta đã phải thực hiện những điều sau:
- Bổ sung vitamin trước khi mang thai hoặc khi bạn đã biết mình mang thai. Mình có uống Elevit Nhật trước khi mang thai 2 tháng và sau mang thai mình vẫn tiếp tục uống và uống thêm Nature made Mỹ.
- Theo dõi kỳ kinh nguyệt của bạn bằng App Flo hoặc đánh dấu ngày kinh nguyệt cuối của bạn vào lịch để bàn.
- Không chỉ riêng người vợ. Chồng của bạn cũng chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước khi mang thai. Tụi mình uống những 20 than thuốc bổ (thuốc nam).
Tuần thứ 2 của thai kỳ
- Giảm lượng caffein nếu bạn có uống trà hoặc cafe
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ khám thai về các loại thuốc bổ khi mang thai.
- Tìm hiểu về ăn uống lành mạnh (healthy)
Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng, khi bạn hiểu về chế độ ăn healthy,
Bạn sẽ dễ dàng biết cách ăn uống tốt hơn, tự xây dựng thực đơn heathy cho bà bầu phù hợp với mình.
- Thay đổi cách tập thể dụng
Nếu có thói quen tập thể dục, hỏi ý kiến bác sĩ (người có chuyên môn) bạn có thể tiếp tục tập không.
Hoặc giảm chế độ tập như thế nào để tránh việc tăng nhịp tim quá mức hay mất nước.
Tuần thứ 3 của thai kỳ
- Tìm các dấu hiệu mang thai.
- Mua que thử thai để sẵn trong nhà.
- Lưu lại những thực phẩm mới mang thai không nên ăn và bầu 3 tháng đầu nên ăn gì.
Tuần thứ 4 của thai kỳ
- Thử thai nếu bạn có linh cảm là mình đã mang thai.
- Cho (đối tác) chồng của bạn biết tin tức!
- Đến phòng khám siêu âm và xác nhận tuần thai.
Khi thử thai 2 vạch thì sáng ngày hôm sau bạn có thể đi khám thai lần đầu để chắc chắn mình đã mang thai.
- Lựa chọn khám thai tại bệnh viện hoặc một bác sĩ mà bạn tin tưởng.
Tuần thứ 5 của thai kỳ
- Tìm hiểu các phương pháp thai giáo hoặc mua một cuốn sách thai giáo
- Theo dõi thai kỳ của bạn bằng App Flo để biết được trong 8 tháng tiếp theo em bé của bạn sẽ phát triển như thế nào.
- Mua sổ ghi nhớ để ghi lại các mốc quan trọng, triệu chứng và câu hỏi của bạn trong chín tháng tới. (sẽ cần dùng tới cho những lần bạn đi khám thai)
- Tham gia vào một nhóm hoặc inbox cho mình để tham khảo các vấn đề cần hỗ trợ khi bạn mang thai.
- Luôn luôn nhớ uống nhiều nước mỗi ngày
- Mua bảo hiểm để kỳ đi sinh của bạn đỡ tốn chi phí và nhiều lựa chọn hơn.
Tuần thứ 6 của thai kỳ
- Khi đã chắc chắn tim thai khỏe mạnh hoặc đã có tim thai mình chia sẻ niềm vui này cho 2 bên nội ngoại và một vài người bạn thân thiết của mình.
- Đảm bảo phòng ngủ của bạn an toàn
Nếu bạn cuồng mèo và đang có vài bé mèo thì nên bàn giao việc cho ăn dọn phân cũng như vệ sinh ổ mèo cho chồng mình.
Thử một vài mẹo để giảm ốm nghén.
- Quyết định chọn bác sĩ thăm khám và bệnh viện mà bạn tin tưởng để gắng bó suốt thai kỳ.
Tuần thứ 7 của thai kỳ
- Cố gắng hết sức để ăn uống tốt
Bạn đừng quá lo nếu chưa thể ăn theo một chế độ ăn uống đầy đủ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ốm nghén mà ăn theo chế độ là bất khả thi.
Chỉ cần làm tốt nhất có thể trong khả năng.
Thử chọn một trong danh sách 12 thực phẩm tốt cho bà bầu này để ăn những lúc không nuốc nổi.
- Theo dõi lịch khám thai và thăm khám đúng tuần thai của bạn theo hướng dẫn.
- Hỏi bác sĩ về những điều bạn lo lắng và cần chú ý khi mang thai.
- Dọn bớt bàn trang điểm của bạn, và thay vào đó bằng những sản phẩm phù hợp cho mẹ bầu hơn.
Tuần thứ 8 của thai kỳ
Tuần 8 của thai kỳ thường là thời điểm cơn nghén bắt đầu mạnh dần lên. Rất dễ khiến mẹ bầu bị căng thẳng vì không ăn uống được gì dẫn đến stress khi mang thai.
Bạn cần học cách giảm lo lắng và loại bỏ khi bà bầu hay suy nghĩ linh tinh.
- Chuẩn bị vài chiếc áo ngực chuyên dùng cho mẹ bầu.
- Thực hiện các bài tập Kegel mỗi ngày tại nhà hoặc theo một lớp tập yoga cho mẹ bầu.
- Thảo luận về các xét nghiệm tiền sản: Bs sẽ trao đổi với bạn về các xét nghiệm tiền sản cần thiết và sẽ thực hiện nó vào khi nào là chuẩn xác nhất.
- Tìm hiểu về tăng cân khi mang thai.
Tuần thứ 9 của thai kỳ
- Chuẩn bị một sổ tiết kiệm hoặc 1 ống heo cho bé con của bạn.
- Chuẩn bị cho điều bạn muốn làm cho mẹ và bé trước khi sinh.
Có thể là một bộ ảnh kỷ niệm, đắp khuôn bụng bầu, một album cho con khi còn là hạt đậu đến lúc chào đời.
Hay chỉ đơn giản là ngồi yên lặng chỉ để tập trung vào sự kỳ diệu đang hiện diện bên trong bạn.
- Đảm bảo ngôi nhà của bạn an toàn
Hạn chế không dùng các chất tẩy rửa , có thể nhờ chồng bạn giúp đỡ ví dụ cọ bồn cầu bằng vim chẳng hạn. Từ lúc có bé chồng mình ôm xô khá nhiều việc 🙂
- Uống ngũ cốc cho bà bầu và ăn thêm các loại hạt tốt cho bà bầu .
- Đi bộ hoặc tập yoga mỗi ngày.
Tuần thứ 10 của thai kỳ
- Thường xuyên rửa tay để tránh bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
- Thay đổi chế độ ăn uống để giảm chứng đầy bụng, khó tiêu.
- Đi mua sắm quần áo cho bà bầu.
- Xem lại chính sách nghỉ thai sản của công ty bạn.
- Nếu bạn đang muốn được sinh thường sau khi đã sinh mổ lần thứ 1. Tìm hiểu thêm một bác sĩ nữa phòng trường hợp khi bạn đi sinh mà bác sĩ thăm khám cho bạn không có mặt.
Tuần 11 của thai kỳ
- Liệt kê những nơi có thể hỗ trợ cho bạn
Có thể là một người bạn đã từng mang thai, group facebook của các bà mẹ, các cộng đồng online.
- Dưỡng ẩm cho bụng, hông và đùi của bạn hàng ngày để ngăn ngừa ngứa và khô da khi nó căng ra. Nhất là các vết rạn da.
- Luôn giữ cơ thể được mát mẻ.
- Đảm bảo kéo căng và khởi động trước khi tập thể dục.
- Cho đến khi bạn sinh con, tránh bài tập yêu cầu bạn nằm ngửa (gập bụng, Pilates, v.v.).
Tuần 12 của thai kỳ
- Khám thai tuần 12
Bạn sẽ được,
Đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi
Đo độ mờ da gáy
Khám sàng lọc trong ba tháng đầu thai kỳ nhằm phát hiện một vài hội chứng dị tật bẩm sinh cho trẻ.
- Mua một chiếc gối bầu (mình dùng loại chữ U)
- Nếu bạn mang thai đôi hay ba, bác sĩ sẽ phát hiện ra trong lần siêu âm kế tiếp.
- Nhớ luôn uống đủ nước
Tuần 13 của thai kỳ
- Bắt đầu nghĩ về tên em bé.
- Bắt đầu ngủ nghiêng. Nên ngủ nghiêng về bên trái
- Tìm hiểu và theo dõi các bác sĩ nhi để chuẩn bị cho sự ra đời của con bạn
- Ăn các bữa nhỏ thường xuyên hơn để ngăn chặn chứng ợ nóng .
- Cân nhắc mượn quần áo sơ sinh đã mặc trước của bạn bè hoặc gia đình.
- Học cách ăn cho 2 người
Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, bạn cần thêm 430 calo mỗi ngày. Tuy thuộc vào cân nặng, mang thai đôi hay đơn mà bạn cần ăn ít hơn/ nhiều hơn 430calo.
Đây là kinh nghiêm mang thai mà thế hệ trước không ai biết hết, cứ biết có bầu là ăn tới ăn để.
Kinh nghiệm mang thai 3 tháng giữa thai kỳ
Tuần 14 của thai kỳ
- Tham gia hội nhóm mẹ bầu để xem review các nơi mình định sinh bé
- Hãy cho gia đình và bạn bè biết tin vui của bạn nếu bạn chưa báo cho họ.
- Thông báo tin tức cho sếp của bạn.
- Loại bỏ những việc nặng nhọc và nguy hiểm ra khỏi danh sách việc cần làm của bạn ở nhà và nơi làm việc.
- Bắt đầu chụp ảnh bụng bầu hàng tuần của bạn.
- Một chuyến đi chơi hoặc nghỉ ngơi cùng chồng bạn sau những ngày nghén tối mặt.
Tuần 15 của thai kỳ
- Đăng ký một lớp yoga trước khi sinh. Có thể là offline hoặc khóa học yoga online
- Tăng cường cơ bụng của bạn với động tác nghiêng khung chậu. (Tư thế Mèo xù lông)
- Bạn trên 35 tuổi? Lên lịch chọc ối nếu được khuyến nghị. Kiểm tra nước ối, nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho chọc ối.
- Viết nhật ký mang thai
Dù bạn viết nhật ký bằng cách nào đi nữa, ghi vào sổ hay chỉ đơn giản là những lần note trên điện thoại.
Bạn sẽ rất vui khi chia sẻ lại những điều này với con mình vào một ngày nào đó sau này.
- Hãy đảm bảo cung cấp nhiều canxi ngay từ bây giờ, từ các loại thực phẩm giàu canxi hoặc từ sữa ít chất béo.
Tuần 16 của thai kỳ
- Khám thai tuần 16
Thực tế bạn có thể khám thai lần thứ 3 vào tuần 16-18 tùy điều kiện và thời gian cũng như lịch hẹn khám của bạn sĩ.
Lần khám thai này tiếp thục theo dõi sự phát triển của thai nhi
Và có thể làm các xét nghiệm mà ở giai đoạn 3 tháng đầu bạn chưa làm.
- Nói chuyện với em bé của bạn
Có thể đọc sách, nghe nhạc hay nghe chồng của bạn đọc sách, kể truyện cho con mỗi ngày.
Chồng mình ban ngày không có thời gian nên anh hay đọc sách và trò chuyện với con vào ban đêm, bắt đầu 9h và thường mình sẽ ngủ quên khi bắt đầu được 30p – 1h
- Hỏi mẹ hoặc bà của bạn về kinh nghiệm mang thai và sinh nở của họ.
Cái này nghe đơn giản vậy chứ quan trọng lắm đó bạn.
Từ xưa.
Kinh nghiệm mang thai của các mẹ được tuyền từ bà mẹ này sang bà mẹ khác.
Có những vấn đền mà y học hiện đại họ không giải quyết được.
Tuần 17 của thai kỳ
- Hãy chống lại “bộ não thai nghén” hay quên của bạn bằng rất nhiều ghi chú và nhắc nhở.
- Tự thưởng cho mình một buổi mát-xa trước khi sinh.
- Đăng ký một lớp học sinh con. (các bệnh viện thường mở miễn phí)
Tuần 18 của thai kỳ
- Bắt đầu ngâm chân (ít nhất 1 tuần/ lần) với sả, chanh và gừng. Để tránh tình trạng giản tĩnh mạch ở chân
Mình được một người bạn ở Mỹ cho biết bác sĩ bên đó họ hưỡng dẫn như sau:
Ngâm chân với nước ấm, gừng, sả, chanh và xíu muối đều đặn 3 ngày/ tuần lúc 19h – 19h30
- Kiểm tra chiếc ghế làm việc của bạn để xem có phụ kiện nào có thể giúp giảm đau lưng hay không.
Tuần thứ 19 của thai kỳ
- Lấy ảnh siêu âm của bạn và chia sẻ.
- Có một đêm hẹn hò.
- Nghiên cứu nội thất cho phòng của bé.
Tuần thứ 20 của thai kỳ
- Nhận biết cử động thai.
Với mẹ mang thai lần đầu, thai nhi bắt đầu cử động từ tuần 20-22.
Bạn có thể cảm thấy các cử động này giống như một cú đạp, đá, rung, lắc lư hoặc cuộn tròn.
- Bổ sung sắt
Phụ nữ mang thai luôn cần nhiều sắt hơn và càng nhiều hơn về các tháng cuối.
Để nuôi dưỡng thai nhi và nhau thai đang phát triển. Kinh nghiệm mang thai của Mẹ Bé Đan là ăn nhiều đậu hơn, ăn thêm thịt bò và uống ít nhất 1ly ngũ cốc mỗi ngày.
- Nói chuyện với nửa kia của bạn về cách bạn sẽ xử lý cuộc sống sau khi sinh con.
- Chọn những đôi giày/ dép bệt để đảm bảo thoải mái cho những tháng sắp tới của bạn.
- Đọc về các triệu chứng và nguy cơ của tiền sản giật.
Tuần thứ 21 của thai kỳ
- Ưu và nhược điểm khi nuôi con bằng sữa mẹ .
Hãy nghiên cứu,
Và quyết định điều gì là tốt nhất cho bạn và con bạn sau khi bạn có tất cả các dữ kiện.
Nếu bạn quyết định cho con uống sữa công thức, uống sữa ngoài thì không có kinh nghiệm gì để bàn hết.
Vì mình chưa bao giờ có 1 chút ý định như vậy.
Nếu bạn muốn nuôi con bằng sữa mẹ thì có nhiều chuyện để bàn lắm.
Mục tiêu của Mẹ Bé Đan là cho con bú đến 24 tháng tuổi.
Nhưng nay con mình 16 tháng, mình đã có ý định bỏ bú khi con 20 tháng.
Có vẻ kinh nghiệm mang thai và nuôi con lần đầu của mình dù cố gắng nhưng vẫn có những thiếu sót.
Trước mắt bạn hãy đọc cuốn sách “đọc vị mọi vấn đề của trẻ” của Tracy Hogg.
Đọc ngay đi, chờ chi.
Đến lúc cho bú mà bạn gặp khó khăn, cứ inbox cho mình.
Kinh nghiệm cho con bú no nê đến 16 tháng mình có được,
Chắc sẽ đủ để giúp bạn các vấn đề: Thiếu sữa, ít sữa, mất sữa, tắt tia sữa … nhiều lắm lắm.
- Mua một chiếc áo lót bà bầu mới
Một lần nữa.
Ngực của bạn lúc này đã lớn hơn rất nhiều.
Kinh nghiệm mang thai lần đâu ở tuần thứ 22
- Siêu âm và khám thai tuần 22
Đây là lần khám thai quan trọng,
Kết quả siêu âm sẽ cho bạn biết tất cả sự phát triển của em bé như: Não, tim, thận và hệ tiêu hóa. Bên cạnh những hình ảnh bên ngoài như tay, chân hay khuôn mặt.
- Tiêm ngừa uốn ván lần 1
Vì mang thai lần đầu nên chúng ta sẽ tiêm 2 mũi uốn ván, muỗi thứ 2 sẽ đươc tiêm vào khoản tuần 28-32.
- Xét nghiệm nước tiểu
Để kiểm tra bênh tiểu đường thai kỳ. Tốt hơn hết mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống tốt để tránh các bệnh như thế này.
- Có rất nhiều dịch vụ chăm sóc cho mẹ và bé sau sinh. Các bạn có thể tham khảo và mua vài gói cho bản thân và bé con của mình
- Bây giờ bạn đã biết giới tính của em bé, hãy xem lại tên em bé.
Tuần 23 của thai kỳ
- Đi mua sắm nhiều quần áo cho bà bầu hơn .
- Như bạn nghĩ về cái tên đầu tiên của em bé, đừng quên xem xét những gì tên cuối cùng ông sẽ mất.
- Trò chuyện với bé nhiều hơn, tuần 16 bé đã phản ứng với âm thanh nhưng đến đây bé con có thể nhận ra giọng của mẹ hay của ba.
Tuần 24 của thai kỳ
- Xem xét các lựa chọn chăm sóc trẻ (Chọn bảo mẫu hoặc nhờ ông bà chăm sóc bé nếu bạn phải quay lại làm việc sau sinh 6 tháng.)
- Bắt đầu trang trí phòng cho con.
- Đi xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ nếu bạn chưa làm.
- Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch .
Tránh bắt chéo chân và ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, điều này có thể khiến máu tụ ở chân.
Tuần 25 của thai kỳ
- Đọc về các dấu hiệu báo nguy hiểm đối với thai nhi
- Viết kế hoạch sinh đẻ. (những thứ cần mua khi đi sinh…)
- Đăng ký trước tại bệnh viện hoặc trung tâm sinh sản của bạn, nếu có thể.
Tuần 26 của thai kỳ
- Bạn có thể đến những điểm du lịch gần, thư giãn, nghĩ ngơi. Nhưng tốt nhất bạn nên tránh đi vào tam cá nguyệt thứ 3
- Thực hiện xét nghiệm sàng lọc glucose.
Tuần 27 của thai kỳ
- Tìm hiểu về lưu trữ máu cuốn rốn
Tế bào gốc tạo máu cuốn rốn có thể được sử dụng để điều trị hơn 70 loại bệnh khác nhau của hệ miễn dịch, rối loạn gen, bệnh lý thần kinh, bệnh lý về máu và một số loại ung thư như ung thư máu.
Nó vừa bổ xung cho ngân hàng cuốn rốn đa dạng nguồn máu để giúp ích cho nhiều người khác và cũng có thể là chính con bạn sau này (không ai muốn điều này)
- Chọn màu cho căn phòng của con bạn
Kinh nghiệm mang thai 3 tháng cuối thai kỳ
Mục tiêu tối thiểu là mang thai đến tuần 37 để chắc chắn chúng ta không bị sinh non.
Nếu ở 3 tháng đầu bạn chú ý đến không nên ăn gì và nên ăn gì thì
Với kinh nghiệm mang thai 3 tháng cuối của mình thì bạn sẽ có rất nhiều việc phải làm.
Đây mới thật sự là giai đoạn rõ nét nhất của quá trình mang thai.
Tuần 28 của thai kỳ
- Bắt đầu gặp bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn hai tuần một lần.
- Chuẩn bị cho phòng ở cữ của bạn thoáng nhưng đủ ấm cho bé
- Cùng chồng (đối tác) của bạn cảm nhận những cú đạp của em bé.
Quan trọng: Hãy theo dõi cử động thai (thai máy)
Đây là một trong những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối.
Nếu em bé cử động ít hơn bình thường, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé không được khỏe
Và,
Bạn cần phải đến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé.
- Nếu các ngón tay của bạn bị sưng, hãy tháo nhẫn ra và cất chúng ở nơi an.
- Tùy thuộc vào nhóm máu của bạn và đối tác của bạn, bạn có thể được tiêm RhoGAM. (Dành cho các bà mẹ có nhóm máu RH- và con RH+ )
Tuần 29 của thai kỳ
- Tìm bác sĩ/ phòng khám/ bệnh viện cho con
Trẻ sơ sinh sẽ luôn cần đến bác sĩ, bạn cần chuẩn bị trước để không bị quýnh đến lúc đó.
Kinh nghiệm của mình là lựa chọn bệnh việc chấp nhật bảo hiểm y tế
- Chọn nơi chụp ảnh sơ sinh cho bé
- Tu sửa lại căn phòng của bạn nếu căn phòng quá cũ, bong tróc sơn và có chì trong đó
- Bổ sung ngũ cốc cho bà bầu, hạt dinh dưỡng giúp tránh táo bón thai kỳ
Tuần 30 của thai kỳ
Tâm lý bà bầu 3 tháng cuối được thể hiện rõ nhất từ tuần 30.
Đó là những suy nghĩ tiêu cực,
Mẹ bầu sẽ thấy lo lắng chuyên sinh nở, thai nhi bị thiếu cân, chuột rút, mệt mỏi hay gắt gỏng với chồng.
Nếu không ngăn chặn kịp thời điều này, họ sẽ stress khi mang thai 3 tháng cuối dẫn đến trầm cảm khi mang thai.
Do đó, bạn cần học những cách giảm stress để giải tỏa căng thăng lo âu.
- Mua những đồ dùng cần thiết cho em bé
- Theo dõi số lần đạp của thai nhi mỗi ngày
- Chuẩn bị dần đồ đi sinh với chồng hoặc mẹ bạn.
- Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sinh non .
- Đi bộ mỗi ngày
Tuần 31 của thai kỳ
- Ăn thực phẩm giàu chất sắt.
- Lên kế hoạch cho kỳ nghỉ thai sản của bạn. (quá trình ở cữ sẽ được các bật phụ huynh chăm sóc cho bạn, nên bạn chỉ việc nghỉ ngơi ăn uống hút sữa cho con tu ti)
- Chuẩn bị sơ cứu cho em bé và một bộ dụng cụ cấp cứu.
Tuần 32 của thai kỳ
- Khám thai tuần 32
Khám thai tuần 32-33 là mốc khám thai quan trong cuối cùng.
- Kỷ niệm cái bụng bầu
Đây là thời điểm thích hợp để bạn lưu lại hỉnh ảnh chiếc bụng bầu mà đã chuẩn bị từ tuần thứ 9
- Lên kế hoạch chăm sóc cho những đứa con khác của bạn hoặc vật nuôi trước khi sinh.
Tuần thứ 33 của thai kỳ
- Bắt đầu đọc về chăm sóc trẻ sơ sinh. (phương pháp EASY)
- Mua đầy đủ đồ dùng cho bạn và em bé
- Cắt tóc.
Tuần 34 của thai kỳ
- Kiểm tra strep nhóm B (GBS). Nên làm và tham khảo của ý của bác sĩ thăm khám mình
- Mua bất kỳ món đồ nào bạn cần để phục hồi sau sinh. (Ngũ cốc lợi sữa, lá tắm dao đỏ)
Tuần 35 của thai kỳ
- Mua một cuốn sách dành cho em bé. (glenn doman)
- Nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn nên tìm hiểu cách cho con bú, cách xuống sữa, cữ bú và hút sữa
- Kiểm tra lại một lần nữa những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh
Tuần 36 của thai kỳ
- Theo dõi ngày dự sinh của mình và để ý các dấu hiệu chuyển dạ
- Nghĩ ngơi nhiều trước khi sinh
- Giặt giũ và chuẩn bị tươm tất để chào đón sự ra đời của bé.
Tuần 37 của thai kỳ
- Nói chuyện với các con của bạn trước khi đứa em của chúng chào đời.
- Chuẩn bị tã và sữa non.
- Biết làm gì khi bắt đầu chuyển dạ
Hãy hỏi bác sĩ cho bạn biết chính xác thời điểm nào nên đến bệnh viện.
Tuần 38 của thai kỳ
- Xác định lựa chọn cuối cùng cho tên con.
- Tạo một bản ghi nhớ cho thông tin của bạn (những thông tin cần điền khi đi sinh), đề phòng trường hợp bạn chuyển dạ trước ngày dự sinh .
Tuần 39 của thai kỳ
- Thực hành kỹ thuật thư giãn hoặc thở nào bạn đã học được.
- Chuẩn bị tâm lý cho việc vỡ ối, hoặc chút nhầy và máu hồng
- Tính thời gian các cơn co thắt chuyển dạ của bạn, thường là 5p-7p 1 cơn kéo dài 30s
Tuần 40 của thai kỳ
- Hãy tận hưởng những cú đá cuối cùng và cảm giác tuyệt vời khi có con bên trong bạn.
- Thực hiện các động tác ngồi xổm để giúp cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
- Hãy tận dụng những khoảng thời gian thừa để nghỉ ngơi.
Nếu đã đến ngày dự sinh mà vân chưa có biểu hiện gì.
Hãy thử một vài thủ thuật để giúp bạn chuyển dạ (Truyền dịch, kích thích núm vú, đi bộ)
Và,
Hãy tới bệnh viện để được hỗ trợ.
Kết luận kinh nghiệm mang thai lần đầu
Khi ngồi viết bài này thì con trai đầu lòng của mình vừa tròn 16 tháng tuổi.
Câu mà mọi người nói về con mình nhiều nhất là “sao cái gì nó cũng biết”. Không phải mình cố ý khoe đâu mà là khoe thiệt đó 🙂
Tại mình thấy hạnh phúc.
Bạn cũng nên vậy, hãy nghĩ đến hình ảnh con sinh ra khỏe mạnh, lớn lên thông minh nhanh nhẹn thì mọi vất vả khi mang thai sẽ tan biến hết.
Lúc đầu Mẹ Bé Đan định viết kinh nghiệm mang thai này theo kiểu kể lể.
Hồi mang thai tháng thứ 4, mình bị tụt thai.
Để lâu thêm 1 tuần nữa là đứa bé sẽ rớt ra ngoài. May mà đi khám và nhờ người nâng lên lại kịp.
Nhưng có 1 vấn đề chắn chắn ai cũng bị “chứng hay quên”
Thật sự là quên nhiều lắm mọi người. Như cái vụ nuôi con EASY mình chả nhớ được chút nào. May nhờ chồng mình có theo sát vụ này. Đến lúc nuôi con sau sinh của tụi mình ít vất vả hơn.
Nên mình đã note lại những việc cần làm khi mang thai,
Để những kinh nghiệm mang thai lần đầu của mình cũng trở thành kinh nghiệm mang thai cho bạn.
Bạn có kinh nghiệm mang thai nào khác nữa không?
Hãy giúp mình để lại dưới bình luận nhé!